Việt Nam cần thúc đẩy nhanh việc sử dụng vật liệu xanh


Hiện nay tại Việt Nam ngoài các vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống thì các VLXD mới đang được quan tâm phát triển như: vật liệu xây không nung, các loại sơn sinh thái, tấm thạch cao, vật liệu cách nhiệt... Thực hiện chủ trương của Chính phủ trong phát triển vật liệu xây

Một công trình bằng bê tông thực vật đang được xây dựng.

Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường và sức khỏe của con người thông qua việc sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

Nhiều các tiêu chí, tiêu chuẩn của công trình xanh đều có mối liên quan đến nhau, không thể tách rời độc lập hoàn toàn; từ quy hoạch, kiến trúc, vật liệu, thiết bị, công nghệ, năng lượng, nhiên liệu, chất thải… Trong rất nhiều các tiêu chí của công trình xanh dễ tiếp cận và ứng dụng nhất, là vật liệu xanh, vật liệu thân thiện môi trường. Vật liệu xanh hiện được quan tâm nhiều ở góc độ thiết kế công trình, và nghiên cứu sản xuất ứng dụng.

Theo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam thì đến năm 2030, toàn ngành VLXD phải có công nghệ sản xuất tiên tiến, tự động hóa ở mức ngày càng cao; tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp; chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt là đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Theo ông Đỗ Thanh Tùng - Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia: “Lợi ích mà công trình xanh mang lại là khả năng gia tăng 3 - 5% năng suất lao động; giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe; giảm tiêu hao 30 - 50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, qua đó giảm phát thải khí nhà kính; giảm 10 - 15% chi phí vận hành và bảo dưỡng; nâng cao tuổi thọ công trình… các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển đô thị như giảm thiểu tác động xã hội, tạo lập môi trường sống bền vững, thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc, quảng bá hình ảnh đô thị, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế du lịch”.

Theo ông Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết: “Sẽ tập trung vào các giải pháp để chế tạo ra các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh phục vụ cho xây dựng trước mắt và lâu dài. Hy vọng rằng ngành công nghiệp VLXD của nước ta, với sự đóng góp tích cực của các chuyên gia đầu ngành về quản trị, kỹ thuật, hợp tác quốc tế cũng sẽ có những bước tiến nhảy vọt trong việc lựa chọn công nghệ chế tạo và hợp tác chế tạo ra các dây chuyền thiết bị tiên tiến, đổi mới trong quản trị doanh nghiệp và thương mại để ngày càng có nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng xanh”.

Hiện nay vẫn còn nhiều công trình xây dựng sử dụng các loại vật liệu không thân thiện môi trường, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, suy giảm chất lượng môi trường sống, phát triển công trình xanh đã trở thành xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Việc sử dụng, ứng dụng vật liệu xanh hay theo tiêu chí vật liệu xanh không dễ bởi có nhiều vướng mắc, rào cản từ nhiều phía cần được tháo gỡ.

Theo thông tin từ Hội VLXD, Việt Nam sẽ thúc đẩy mạnh hơn để phát triển VLXD xanh đến năm 2030. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách khuyến khích còn chưa được phát triển mạnh mẽ, do tính cạnh tranh của cơ chế thị trường nên chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, kết quả đưa các sản phẩm vào sản xuất còn hạn chế. Do vậy, cần thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa việc phát triển vật liệu xanh là vô cùng cần thiết.

Hiện tại, Bamboo House - một công trình mới của Tập đoàn xây dựng Minh An - đã được ứng dụng vật liệu tre vào xây dựng nhằm giảm thiểu chất thải độc hại và tạo ra bầu không khí trong lành cho công trình. "Ngôi nhà tre" Bamboo House đã nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn nhờ vào vẻ đẹp kiến trúc hiện đại, táo bạo và độc đáo cũng như khả năng giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường của vật liệu tre.

"Bamboo House"

(Nguồn: Tạp chí xây dựng Việt Nam)